Người đăng :Phòng khám đa khoa Thiện Hòa
Khám thai định kỳ là việc làm quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe của thai nhi trong bụng lẫn sức khỏe của bản thân người mẹ. Vậy khám thai định kỳ bao gồm các mốc quan trọng nào? Mẹ cần chuẩn bị những gì và nên khám ở đâu? Tất cả những băn khăn này sẽ được chuyên gia sản phụ khoa phòng khám đa khoa Thiện Hòa tư vấn ngay sau đây.
Tại sao các mẹ cần khám thai định kỳ?
Theo các bác sỹ phòng khám Thiện Hòa thì khám thai định kỳ đem lại lợi ích thiết thực:
► Khám thai định kỳ sẽ giúp mẹ biết được thai nhi trong giai đoạn thai nghén phát triển bình thường hay không, có nguy cơ bệnh tật xuất hiện trong thời kỳ mang thai hay không, chế độ dinh dưỡng đã hợp lý chưa.
► Thông qua việc khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện sớm được các nguy cơ tiềm ẩn đến thai nhi nhằm xử lý kịp thời, ngăn chặn các yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và con.
► Mẹ sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên ăn gì, tránh những thực phẩm nào, cùng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo con phát triển bình thường theo các giai đoạn.
► Kết quả của một số nghiên cứu cho thấy những bà mẹ tuân thủ lịch khám thai định kỳ có tỷ lệ thai nhi tử vong thấp hơn 5 lần, và cân nặng của trẻ đúng tiêu chuẩn nhiều hơn khi được sinh ra.
Lưu ý: Khám thai đủ và đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ tại nơi đăng ký thai nghén giúp mẹ mang thai an toàn.
Mẹ cần chuẩn bị những gì trước khi khám thai?
Để quá trình khám thai diễn ra thuận lợi và đưa ra kết quả chính xác nhất mà không phải mất quá nhiều thời gian thì mẹ bầu nên chủ động chuẩn bị một số điều sau:
♦ Thu thập tất cả các thông tin cá nhân cần thiết về bản thân, thời gian kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, tiền sử mắc bệnh của bản thân hoặc người thân trong gia đình.
♦ Chuẩn bị sẵn danh sách những câu hỏi, thắc mắc cần được bác sĩ giải đáp
♦ Lựa chọn cơ sở khám thai uy tín.[Khám thai định kỳ hết khoảng bao nhiêu tiền thưa bác sỹ]
♦ Nên uống nhiều nước và không nên đi tiểu trước khi khám thai.
♦ Một số xét nghiệm thai kỳ có thể yêu cầu mẹ nhịn ăn từ ngày hôm trước.
Các mốc khám thai định kỳ định kỳ mẹ nên biết
Thời gian thăm khám thai định kỳ được chia làm 3 giai đoạn, 3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3 tháng cuối của thai kỳ. Được xem là khám thai đầy đủ, đúng chuẩn nếu thai phụ khám đủ 7 lần (đối với thai phát triển bình thường), cụ thể đó là:
Lần thứ nhất (6-8 tuần): Lần đầu mẹ sẽ được kiểm tra để biết thai đã về tử cung chưa? Thai nhi có đang phát triển không? Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ làm xét nghiệm máu để phát hiện bệnh lý kèm theo như tim sản, tiểu đường, cao huyết áp… Để từ đó tư vấn cho các bà mẹ nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách thức bổ sung dinh dưỡng và quyết định lịch khám thai tiếp theo.
Lần thứ hai (11-14 tuần): siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và xem thai nhi có phát triển bình thường hay không. Mốc khám thai tuần 12 là mốc khám thai quan trọng. Lần khám này có thể tiến hành đo độ mờ da gáy, qua đó dự đoán một số bất thường trên nhiễm sắc thể gây nên các căn bệnh như down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành …
Lần thứ ba (16 tuần): mẹ bầu sẽ được thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi, dựa vào tình trạng sức khỏe của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần. Giai đoạn này, những dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng (thai càng lớn hơn, các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn), từ đó các bà mẹ sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về sau.
Lần thứ tư (22-23 tuần): giúp tầm soát lại các dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Đây là thời điểm mà các bất thường về hình thái như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng… được phát hiện qua siêu âm và bác sĩ sẽ tư vấn hướng can thiệp thích hợp nhất cho thai phụ nếu chẳng may phát hiện các dị tật bẩm sinh ở con.[Tất cả xét nghiệm mẹ phải làm trong giai đoạn mang thai là gi]
Lần thứ năm (26 tuần): siêu âm thai sẽ phát hiện ra bất thường của cả 2 mẹ con. Thời điểm này, các mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 1 hoặc lần 2 với lần mang thai thứ 2 (cách lần mang thai thứ nhất dưới 5 năm).
Lần thứ sáu (31-32 tuần): siêu âm để phát hiện 1 số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở tim, động mạch, các bất thường ở não như giãn não thất…, nhận biết tình trạng thai phát triển chậm trong tử cung – Một trong những nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau sinh. Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2.
Lần thứ bảy (36 tuần): Bác sĩ cũng sẽ dự báo cân nặng của bé lúc sinh và sẽ có các tư vấn về dinh dưỡng kịp thời nếu trọng lượng thai nhi không đáp ứng đủ cân nặng chuẩn tại thời điểm tương ứng. Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh.
Chú ý: Sau lần khám thai định kỳ lần thứ 7, mẹ sẽ khám tiếp tùy theo chỉ định của bác sĩ và tình hình thai kỳ (2 tuần/lần hoặc 1 lần/tuần cho tới lúc sinh). Những lần khám thai cuối, bác sĩ thường chỉ khám thông thường, thử nước tiểu và siêu âm.
Quy trình khám thai định kỳ diễn ra như thế nào?
Tại phòng khám đa khoa Thiện Hòa, quá trình khám thai định kỳ được tiến hành theo đúng quy trình an toàn như sau:
Bước 1: Hoàn thành thủ tục đăng ký khám thai định kỳ tại quầy tiếp đón
Bước 2: Sau khi đăng kí khám xong thai phụ sẽ được dẫn đến phòng bác sĩ để được thăm khám.
Bước 3: Bác sĩ sẽ khám lâm sàng, chỉ định các xét nghiệm nếu cần thiết và cho thai phụ đi siêu âm.
Bước 4: Thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng được bác sĩ chỉ định, sau khi làm xong đưa kết quả về phòng khám bác sĩ để được đọc kết quả và tư vấn cụ thể cho bạn. Mọi vấn đề sẽ được trao đổi trực tiếp giữa thai phụ và bác sỹ chuyên khoa.
Khám thai định kỳ ở đâu uy tín, chất lượng?
Phòng khám đa khoa Thiện Hòa (số 73 Trần Duy Hưng – Cầu Giấy – Hà Nội) chính là địa chỉ khám thai định kỳ uy tín hàng đầu tại Hà Nội mà bạn nên chọn bởi các lý do sau:
Phòng khám được Sở y tế cấp giấy phép hoạt động, đáp ứng đầy đủ chuyên môn, là cơ sở khám thai hợp pháp và công khai, không sợ bị lừa đảo.
Phòng khám quy tụ đội ngũ y bác sỹ sĩ khám thai có hàng chục năm kinh nghiệm trong nghề, đảm bảo chẩn đoán nguy cơ cho thai kỳ một cách chính xác và hiệu quả. Điển hình:
+ Bác sỹ Trần Thị Ánh: Trưởng phòng khoa phụ sản tại công hòa Modambique có hơn 40 năm trong nghề.
+ Bác sỹ Nguyễn Thị Thanh Bình có hơn 40 năm kinh nghiệm
Bên cạnh đó hệ thống trang thiết bị y tế tại phòng khám cũng được đầu tư hiện đại quá trình thăm khám thai diễn ra nhanh chóng nhất.
Phòng khám đa khoa Thiện Hòa cũng cam kết mọi chi phí khám thai định kỳ đều được công khai, minh bạch, có hóa đơn đầy đủ.[Hướng dẫn tôi đặt lịch khám trước vào chủ nhật]
Phòng khám làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả chủ nhật lẫn ngày lễ. Do đó chị em có thể đến đây khám thai định kỳ bất cứ khi nào rảnh.
Hiện nay, phòng khám đa khoa Thiện Hòa còn đang triển khai nhiều gói khám ưu đãi dành cho chị em đăng ký khám trước qua mạng.
Nếu có vấn đề gì không hiểu cần tư vấn thêm các bạn hãy nhấc máy lên và gọi 086.607.8800 (miễn phí, 24/7) để được chuyên gia hỗ trợ giải đáp tận tình, chu đáo hơn nữa.
Kiểm tra thai sớm là điều cần thiết được hầu hết thai phụ lựa chọn. Các
Copyright @ 2009-2020. Phong Kham Da Khoa Thien Hoa. All rights reserved
Sở hữu bản quyền phòng khám Đa Khoa Thiện Hòa, nội dung website này chỉ để tham khảo không làm căn cứ chẩn đoán y tế.Tôn trọng ý kiến bác sĩ
(*)Lưu ý: Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.