Người đăng :Phòng khám đa khoa Thiện Hòa
Tôi năm nay 28 tuổi, chưa lập gia đình và không quan hệ tình dục linh tinh. Từ lúc tôi có kinh nguyệt mỗi tháng rất đều theo chu kì. Nhưng tháng trước tôi bị rong kinh gần nửa tháng, tôi có đi thăm khám thì được các bác sĩ cho uống thuốc và nói bệnh không có gì nguy hiểm, rong kinh có thể do ảnh hưởng của bệnh mới phát hiện, uống thuốc sẽ hết, thuốc như sau: F-serenity.; Duphaston. Sau khi tôi uống hai loại thuốc trên thì hết rong kinh, nhưng chu kỳ kinh rất lạ, khi đang uống thuốc thì tôi có kinh bình thường, sau khi hết kinh khoảng 1 tuần tôi lai có kinh lại. Tôi đã đến bệnh viện hỏi thì được trả lời là thuốc làm cho lặp lại chu kì kinh từ đầu. Tôi lại ra về , nhưng sau khi hết chu kì kinh bị lặp lại đó, tới nay được chừng hơn một tuần tôi lại có kinh lại. Tôi rất lo lắng, xin bác sĩ cho tôi biết tại sao một tháng tôi lại có kinh tới hai lần vậy? Liệu có phải là xuất huyết tử cung bất thường? ( Linh N - Thanh Hóa)
Trả lời:
Cảm ơn bạn Linh N. đã gửi câu hỏi đến phòng khám của chúng tôi. Về thắc mắc của bạn chúng tôi xin có những tư vấn như sau:
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của người trưởng thành là 21 - 35 ngày, với số ngày hành kinh trong vòng từ 3 - 7 ngày.
Tình trạng kinh nguyệt của bạn trước kia đều, gần đây có tình trạng ra huyết không đúng ngày kinh, một hoặc 2 tuần sau lại bị lặp lại gọi ra rong huyết.
Các nguyên nhân của rong huyết (hay rối lọan kinh nguyệt nói chung) ở người trưởng thành bao gồm:
1. Xuất huyết tử cung chức năng: do không có hiện tượng rụng trứng, thiếu sự cân bằng giữa 2 nội tiết estrogen và progesterone do buồng trứng tiết ra, dẫn tới nội mạc tử cung bong ra bất thường với biểu hiện rong huyết.
Chẩn đoán tình trạng này dựa vào việc lọai trừ các nguyên nhân thực thể khác. Giống như lần đầu chị bị rong huyết đi khám phát hiện 1 nang chức năng của buồng trứng (nang này có thể tự biến mất), vì nghi chị bị xuất huyết tử cung chức năng do không rụng trứng, nên chị đã được cho uống 1 lọai progesterone (duphaston) để ổn định nội tiết. Thường sau khi uống thuốc này, buồng trứng tự ổn định được thì sẽ tái lập lại tình trạng kinh nguyệt. Trong trường hợp của chị, có vẻ như buồng trứng chưa tự ổn định nên chúng tôi khuyên chị nên đi kiểm tra lại.
2. Xuất huyết bất thường do các vần đề liên quan tới thai như sẩy thai, thai ngoài tử cung, thai trứng… Vì chị chưa có quan hệ tình dục nên không nghĩ tới nguyên nhân này.
3. Các rối loạn về nột tiết như cường giáp hay nhược giáp có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
4. Các bệnh lý thực thể như u xơ tử cung, u buồng trứng, tiết nội tiết cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết tử cung.
5. Các bệnh lý về huyết học.
6. Do dùng các loại thuốc nội tiết như uống thuốc ngừa thai không đúng.
>>> BẠN NÊN XEM:
Nguyên nhân vô sinh do cổ tử cung
Bạn Linh N thân mến! Xuất huyết tử cung có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh trạng của các bệnh phụ khoa. Bạn cũng đã từng điều trị mà không khỏi, vì vậy không nên để tình trạng này kéo dài, bạn nên đến ngang những cơ sở y tế chuyên khoa sản hoặc phụ khoa để thăm khám, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và khắc phục hiện tượng trên. Các bác sĩ chuyên phụ khoa phòng khám đa khoa Thiện Hòa khuyến cáo, các chị em phụ nữ nên hình thành thói quen thăm khám phụ khoa định kỳ để phát hiện sớm những bất thường gặp phải của cơ quan sinh sản, tốt cho sức khỏe sinh sản của mình.
Hiện nay phòng khám đa khoa Thiện Hòa Hà Nội là địa chỉ chữa xuất huyết tử cung nói riêng và các bệnh phụ khoa nói chung uy tín chất lượng tại khu vực Hà Nội. Nếu bạn vẫn còn lo lắng về sức khỏe của mình cũng như vấn đề xuất huyết tử cung bất thường thì bạn hãy đến với phòng khám đa khoa Thiện Hòa Hà Nội để các bác sĩ tư vấn và kiểm tra giúp bạn. Hoặc còn băn khoăn bất cứ điều gì mà chưa được giải đáp cụ thể thì bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi theo những cách sau để được tư vấn miễn phí:
Xuất huyết tử cung bất thường là hiện tượng xuất huyết ở giữa các kỳ
Copyright @ 2009-2020. Phong Kham Da Khoa Thien Hoa. All rights reserved
Sở hữu bản quyền phòng khám Đa Khoa Thiện Hòa, nội dung website này chỉ để tham khảo không làm căn cứ chẩn đoán y tế.Tôn trọng ý kiến bác sĩ
(*)Lưu ý: Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.