Người đăng :Phòng khám đa khoa Thiện Hòa
Xuất huyết tử cung bất thường (XHTCBT) gặp khoảng 1/3 ở phụ nữ tuổi sanh đẻ, là bệnh lý thường gặp và chiếm khoảng 25% phẫu thuật phụ khoa có chẩn đoán XHTCBT. Có nhiều thể XHTCBT: do chu kỳ không đều, số lượng máu kinh nhiều, thời gian có kinh dài hay xuất huyết từng đợt…. Cơ chế gây XHTCBT rất phức tạp và chưa được hiểu rõ, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về Xuất huyết tử cung bất thường và những điều cần biết.
Hầu hết chị em phụ nữ thường chỉ bị chảy máu 1 lần mỗi tháng vào thời gian “đèn đỏ” và điều này là hoàn toàn bình thường trong tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, ở 1 số trường hợp, chị em có thể thấy xuất hiện đốm máu hoặc thực sự chảy máu mặc dù không phải chu kỳ kinh nguyệt. Đây có thể là dấu hiệu của 1 vấn đề nghiêm trọng hơn là bạn tưởng. Hãy ghi nhớ những điều sau để kịp thời xử lý khi âm đạo có hiện tượng chảy máu bất thường nhé!
Xác định được chu kỳ kinh nguyệt bình thường
Để biết hiện tượng chảy máu đó là bình thường hay bất thường, việc đầu tiên bạn cần làm là xác định được chu kỳ kinh nguyệt chuẩn của mình.
– Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài khoảng 28 ngày tính từ ngày máu kinh xuất hiện. Trung bình thời gian “đèn đỏ” của chị em kéo dài 3-4 ngày, một số người dài hoặc ngắn hơn 1 chút.
– Bất kỳ hiện tượng chảy máu nào diễn ra trong phạm vi của chu kỳ kinh nguyệt của bạn được cho là hiện tượng chảy máu bình thường, không có gì phải lo ngại.
– Và tất nhiên, hiện tượng chảy máu dù nặng hay nhẹ ở các thời điểm ngoài giai đoạn “đèn đỏ” của bạn đều được coi là bất thường. Nó là dấu hiệu của 1 hoặc nhiều bệnh với độ nguy hiểm khác nhau. Khi hiện tượng chảy máu bất thường này diễn ra, bạn cần đi khám sớm để được các bác sỹ chuẩn đoán và điều trị.
Đọc thêm: Chuẩn đoán xuất huyết tử cung bất thường
So sánh lượng máu xuất huyết với chu kỳ trước
Chị em nên theo dõi lượng máu kinh nguyệt của mình trong thời kỳ “đèn đỏ” hàng tháng để nắm rõ đặc điểm và lượng máu kinh nguyệt của mình. Chỉ có theo dõi để nắm bắt được chính xác chu kỳ của bạn mới có thể biết, khi nào cơ thể bạn bị chảy máu âm đạo bất thường.
– Chu kỳ kinh của bạn kéo dài trong bao lâu (thường là 3-7 ngày) và lượng máu nhiều ít như thế nào? (hầu hết mọi phụ nữ sẽ ra máu nhiều hơn trong hai ngày đầu tiên của thời kỳ “đèn đỏ”.
– Trung bình chị em sẽ mất từ 30-80 ml máu trong 1 chu kỳ đèn đỏ. Thế còn chu kỳ của bạn thì sao?
– Bạn nên ghi lại thời kỳ đèn đỏ từng tháng để biết chu kỳ kinh của mình kéo dài bao nhiêu ngày (bình thường là từ 25- 35 ngày)
– Thậm chí việc chảy máu này rơi đúng vào thời kỳ “đèn đỏ” của bạn thì việc dòng chảy nhiều hơn bất thường cũng cần được lưu ý và theo dõi.
+ Bạn có thể đo lượng máu đã chảy ra bằng việc đã sử dụng bao nhiêu miếng băng vệ sinh. Nếu bạn sử dụng nhiều hơn 6 miếng băng vệ sinh 1 ngày, chắc chăn đã có điều gì đó bất thường xảy ra.
+ Ngoài ra, nếu lượng máu có vẻ bình thường nhưng thời gian của kỳ “đèn đỏ” kéo dài hơn bình thường, bạn cũng nên chú ý.
– Bạn cũng nên đặc biệt lưu ý đến cơ thể trong giai đoạn “đèn đỏ” hoặc khi âm đạo bị chảy máu bất thường. Có thể yên tâm nếu chỉ bị đau đầu, đau bụng và mệt mỏi, nhưng sẽ là bất thường nếu thấy cơ thể có những triệu chứng như tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp; sốt, ớn lạnh, ngất xỉu hoặc đau nhói ở hông, bụng. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nêu trên khi đi kèm với dấu hiệu chảy máu âm đạo, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám ngay lập tức.
Trong trường hợp xấu, hiện tượng chảy máu âm đạo có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ cao mắc ung thư cổ tử cung
Chính vì thế, ngay khi nhận thấy bạn đang bị chảy máu bất thường ở “vùng kín”, bạn cần đi khám để được bác sĩ chuẩn đoán và điều trị ngay lập tức. Mọi thông tin thắc mắc thêm về Xuất huyết tử cung bất thường và những điều cần biết, bạn có thể liên hệ trực tiếp đội ngũ chuyên gia Phòng khám Thiện Hòa để được tư vấn giải đáp miễn phí:
Xuất huyết tử cung bất thường là hiện tượng xuất huyết ở giữa các kỳ
Copyright @ 2009-2020. Phong Kham Da Khoa Thien Hoa. All rights reserved
Sở hữu bản quyền phòng khám Đa Khoa Thiện Hòa, nội dung website này chỉ để tham khảo không làm căn cứ chẩn đoán y tế.Tôn trọng ý kiến bác sĩ
(*)Lưu ý: Hiệu quả điều trị tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.